Điều trị máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu nếu không được kiểm soát
tốt sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh nguy hiểm. Cụ thể, khi các loại lipid có hại
tăng (tăng triglyceride, tăng LDL cholesterol) sẽ có sự lắng đọng các chất này
ở thành mạch máu, gây xơ vữa mạch, nghĩa là thu hẹp lòng mạch máu. Nếu không
điều trị, lớp mỡ này ngày càng dày lên và có thể làm tắc lòng mạch, hậu quả là
lượng máu không đủ để nuôi các cơ quan.
Tùy theo vùng mạch máu bị tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau: huyết
áp quá cao hay gây tai biến mạch máu não, liệt nửa người; thiếu máu đến nuôi cơ
tim gây cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; thiếu máu hay tắc mạch ở chân gây
dấu hiệu chân đi cách hồi (chân lạnh tím đau khi đi một đoạn, phải ngồi nghỉ
mới bớt đau), hoại tử tím đen bàn chân, ngón chân tùy theo vị trí mạch bị tắc;
viêm tụy cấp.
Việc điều chỉnh này trước hết phải bắt đầu từ chế độ ăn. Không nên vội vã
dùng thuốc ngay. Nếu bị béo phì thì phải giảm cân; giảm ăn mỡ động vật mà thay
vào đó nên ăn dầu thực vật, ăn nhiều cá, ăn nhiều rau quả, uống sữa đậu nành.
Nếu bị tăng cholesterol, nên bớt ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều
cholesterol như thận, óc, gan, trứng, bơ, tôm đồng...; hạn chế rượu bia, nhất
là khi có tăng thành phần triglyceride. Đồng thời phải tăng cường hoạt động thể
lực: thể dục vừa sức, đi bộ, bơi lội. Hoạt động thể lực giúp tăng HDL. Phải tập
thể dục ít nhất 30 phút/ngày, đều đặn hằng ngày hoặc ba lần/tuần.
Nếu chỉ bị rối loạn mỡ máu ở mức độ nhẹ và vừa, chỉ cần thực hiện chế độ
ăn kiêng có kết hợp giảm cân, khi không có kết quả thì mới dùng thuốc nhưng
đồng thời vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục. Mỗi ba tháng
kiểm tra lại các giá trị của lipid máu một lần.
Losartan Potassium là thuốc chỉ định làm hạ huyết áp cao chứ không điều
trị khỏi bệnh máu nhiễm mỡ. Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ
trong trường hợp máu nhiễm mỡ có huyết áp cao.
Lopid có thành phần hoạt chất là Gemfibrozil là thuốc điều trị rối loạn
lipide máu thuộc nhóm fibrate.
Ở người, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng dùng Lopid với liều duy nhất
mỗi ngày 900 mg sẽ có hiệu quả: giảm rất nhanh hàm lượng của các triglycéride,
giảm cholestérol toàn phần, giảm cholestérol LDL, tăng cholestérol HDL, cải
thiện sự phân bố của cholestérol trong huyết tương bằng cách làm giảm sự tương
quan VLDL + LDL / HDL (tương quan này tăng trong bệnh lý tăng lipide huyết gây
xơ vữa động mạch).
Bạn nên cho bác điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa!
Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ
Rối loạn lipid máu là từ chuyên môn trong y học dùng để chỉ tình trạng
rối loạn các thành phần lipid trong máu. Trong cuộc sống đời thường chúng ta
hay được nghe là máu nhiễm mỡ.
Các
thuốc điều trị
Các loại renins gắn acid mật: Các thuốc cholestyramine (questran),
colestipol (colestid)... không hấp thu qua ruột mà gắn với acid mật làm giảm
hấp thu của chúng. Do vậy, thuốc sẽ làm tăng chuyển hóa từ cholesterol sang
acid mật trong gan, làm giảm lượng dự trữ cholesterol trong gan và làm tăng
hoạt tính của thụ thể lipopotein tỷ trọng thấp (LDL) của gan. Thuốc làm giảm
LDL-C tới 30%, làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) khoảng 5% nhưng làm
tăng nhẹ triglycerid. Do vậy, thường dùng kết hợp với thuốc khác và không dùng
khi triglycerid tăng cao. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm táo bón, đau bụng,
buồn nôn, nôn, nóng ruột...
Nicotinic acid (niacin): Đây là một loại vitamin tan trong nước,
ức chế gan sản xuất ra các lipoprotein. Các thuốc này làm giảm LDL-C tới 25% và
tăng HDL-C từ 15 - 35%. Liều dùng thuốc bắt đầu nên thấp, sau đó có thể tăng
liều. Tác dụng phụ: cảm giác đỏ bừng da rất hay gặp (hầu như gặp ở tất cả các
bệnh nhân). Có thể tránh bằng cách uống thuốc trong bữa ăn hoặc uống 100mg
aspirin trước mỗi lần dùng thuốc 30 phút. Các tác dụng phụ khác bao gồm mẩn
ngứa, buồn nôn, nôn... Không được dùng thuốc nhóm này cho bệnh nhân bị gút, loét
dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn. Với bệnh nhân đái tháo đường dùng cần thận
trọng.
Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm statin): Bao gồm simvastatin (zocor), lovastatin,
pravastatin, fluvastatin, atorvastatin (lipitor). Các thuốc này ức chế hoạt hóa
men HMG-CoA Reductase làm giảm hoạt động tổng hợp cholesterol trong tế bào gan
và tăng hoạt hóa thụ thể LDL, do đó làm giảm LDL-C trong máu. Tuy nhiên khi
dùng thuốc người bệnh có thể gặp: khó tiêu, ỉa chảy, táo bón, buồn nôn, đau
bụng, đau đầu, mất ngủ. Không nên dùng statin cho bệnh nhân bị bệnh gan đang
tiến triển, đau cơ, viêm đa cơ... Chú ý: hiện nay thuốc liprobay (cerivastatin)
đã phải rút khỏi thị trường do tác dụng phụ nguy hiểm gây tiêu cơ vân khi dùng
cùng với các fibrat.
Các dẫn xuất fibrat (acid fibric): Bao gồm gemfibrozil (lopid),
clofibrat (lipavlon), fenofibrat (lipanthyl, tricor), bezafibrat (benzalip).
Tác dụng phụ có thể gặp là sưng phù mặt, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mẩn
ngứa...
Điều trị thay thế bằng hormon sinh dục nữ (estrogen): Phương pháp này có
thể có ích ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn lipid máu. Estrogen uống làm
giảm LDL-C khoảng 15% và làm tăng HDL-C cũng khoảng 15%. Đây là thuốc nên chọn
lựa đầu tiên cho điều trị phụ nữ sau tuổi mãn kinh có rối loạn lipid máu. Tuy nhiên,
thuốc này có thể làm tăng triglycerid đôi chút. Có thể dùng viên uống phối hợp
với progestin cho những phụ nữ bị đau bụng kinh.
Và
vấn đề kết hợp thuốc
Có thể dùng hai loại thuốc ở hai nhóm khác nhau nếu thấy cần thiết. Việc
kết hợp hai loại thuốc với nhau liều thấp sẽ thay thế cho việc dùng một loại
với liều cao vì khó dung nạp. Trong một số trường hợp, khi tăng quá cao
cholesterol máu nên kết hợp hai loại thuốc. Sự kết hợp tốt nhất là giữa statin
và niacin.
Theo
dõi khi dùng thuốc
Cần kiểm tra cholesterol và triglycerid máu mỗi 3-4 tuần điều trị. Nếu
không đáp ứng sau hai tháng điều trị, mặc dù đã dùng liều tối ưu thì nên thay
bằng thuốc khác hoặc kết hợp thuốc thứ hai. Lưu ý là việc điều chỉnh chế độ ăn
và luyện tập phải luôn luôn được đảm bảo.
BS. Trần Tất Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét